linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Sự cố rủi ro - Báo cáo sự thật

Sau mỗi sự cố y khoa xảy ra, người bệnh hoặc thân nhân luôn muốn biết các thông tin liên quan dến sai sót đó một cách nhanh chóng và chi tiết. Việc thông báo sớm các sự thật liên quan có thể hỗ trợ trong các vụ kiện bồi thường. Khi các sai sót xảy ra, người ta thường cố giấu chúng đi. Trong một vài trường hợp, khi thân nhân người bệnh được giải thích rõ ràng, họ có thể dịu đi sự tức giận của mình.
Phần 1:
BÁO CÁO là 1 thuật ngữ dùng trong các cơ sở y tế và các lĩnh vực pháp luật nhằm làm sáng tỏ các sự thật liên quan đến các sự cố
 
Có 5 loại hình báo cáo được đề cập :
1. Báo cáo của bệnh viện đến người bệnh về 1 sai sót y khoa
2. Báo cáo của bác sĩ đến người bệnh về 1 sai sót y khoa
3. Báo cáo của nhân viên đồng cấp về sự cố xảy ra
4. Báo cáo của nhân viên đến cấp quản lý về sai sót xảy ra
5. Báo cáo đến người bệnh về một “near-miss” : nguy cơ tiềm ẩn sai sót
 
BÁO CÁO đến người bệnh
 
Ở một vài bệnh viện, các lãnh đạo khuyến khích mạnh mẽ việc nói sự thật đến người bệnh trong vài năm gần đây. Nhưng đa phần còn lại, việc làm này vẫn còn mới mẻ.
 
Những bước đi đầu tiên :
 
Trước khi quyển “TO ERR IS HUMAN” được xuất bản bởi hội y khoa Hoa kỳ, trung tâm y khoa cựu chiến binh ở Kentucky, đã tiến hành thay đổi các quy trình về việc thông báo các sự cố đến các bệnh nhân chủ chốt. Năm 1987, sau khi thất bại trong 2 vụ kiện ở tòa với chi phí bồi thường 1.5 tỉ đô-la, trung tâm này đã tiến hành thực thi báo cáo toàn bộ các sai sót y tế.
 
Bệnh viện với báo cáo của bác sĩ
 
Các tranh cãi xảy ra khi bệnh viện và các bác sĩ trở nên rối rắm khi quyết định ai là người đứng ra chịu trách nhiệm trước các sự cố. Bệnh viện có thể quyết định chịu trách nhiệm cho các lỗi sai sót y khoa. Tuy nhiên, bác sĩ có thể không muốn dính dáng vào các sự cố như vậy.
 
Mặt khác, một bác sĩ có thể liên quan đến một sai sót, nhưng lãnh đạo bệnh viện không muốn báo cáoliên quan pháp lý hay nghĩa vụ bồi thường tài chính . các tranh chấp này thường xảy ra. . Những tranh cãi này thường tập trung vào “sự đổ lỗi”, chứ không phải hướng đến việc tìm giải pháp cho người bệnh hoặc cải thiện hệ thống chăm sóc y tế.
 
Chúng ta nên tiếp cận 1 sự việc 2 chiều, như bệnh viện Martin Memorial (Mỹ) đã làm. Một phẫu thuật viên đã tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân, nhưng do lỗi của hệ thống quy trình chứa đựng các sai sót tiềm ẩn. PTV có thể đổ lỗi cho bệnh viện về các quy trình yếu kém, quy trình quản lý chất lượng không chặt chẽ. Bệnh viện có thể đổ lỗi cho PTV không kiểm tra kỹ lại thuốc trước khi tiêm thuốc. Nếu tranh cãi này tăng cao, không ai muốn mình là người thua cuộc, ngoại trừ thân nhân bệnh nhân. Gia đình bệnh nhân rất cần sự giải thích cho các sự cố, không phải là sự che giấu các sự thật.
 
Trước khi thông báo đến người bệnh, phía lãnh đạo bệnh viện và các bác sĩ cần ngồi lại với nhau và sắp xếp các chi tiết, tổng hợp các vấn đề liên quan đến sai sót. Họp thông báo với bệnh nhân và than nhân chỉ nên tổ chức sau một cuộc điều tra sự cố nhanh và đầy đủ, xác định được các nguyên nhân gốc rễ của sai sót, đưa ra được kế hoạch sửa chữa sự cố và phòng ngừa tái lập lại. Khi phân tích được gốc rễ của sự cố, việc phân định đúng trách nhiệm sẽ rõ ràng hơn.
 
Cuộc gặp gỡ than nhân đầu tiên, chúng ta có thể thông báo cho than nhân và bệnh nhân là các cuộc điều tra sự cố đang được tiến hành. Các bác sĩ và ban lãnh đạo bệnh viện nên thống nhất các kế hoạch và hành động trước khi gặp gỡ bệnh nhân. Sự tức giận của bệnh nhân và gia đình có thể giảm bớt phần nào nếu họ được báo cáo đầy đủ và biết rõ các bước tiến hành thẩm tra sự cố của bên bệnh viện. Tất nhiên, điều này làm sang tỏ các khúc mắc của người bệnh. HƠn nữa, việc báo cáo như vậy sẽ làm rõ ràng các thông tin mù mờ gây ra sự tức giận, nghi ngờ và kiện tụng trước pháp luật.
 
SỢ
 
Do nỗi sợ về việc kiện tụng về các sai sót thực hành nghề nghiệp, về “vết đỏ” cảnh cáo trong hồ sơ lưu trữ ở sở Y tế, mất danh tiếng, cả các bác sĩ và phía bệnh viện thường y che giấu các sai sót, sự cố và đổ lỗi cho nhau. Sự lo lắng này là nguyên nhân dễ hiểu các báo cáo sai sót không thường được thực hiện trong lĩnh vực y tế.
 
Phần 2:
Sau mỗi sự cố y khoa xảy ra, người bệnh hoặc thân nhân luôn muốn biết các thông tin liên quan dến sai sót đó một cách nhanh chóng và chi tiết. Việc thông báo sớm các sự thật liên quan có thể hỗ trợ trong các vụ kiện bồi thường. Khi các sai sót xảy ra, người ta thường cố giấu chúng đi. Trong một vài trường hợp, khi thân nhân người bệnh được giải thích rõ ràng, họ có thể dịu đi sự tức giận của mình.
 
SỰ ĐỖ LỖI CHO NHAU
 
Sự đổ lỗi cho nhau không chỉ xảy ra giữa ban lãnh đạo bệnh viện với bác sĩ. Bác sĩ có thể đỗ lỗi cho điều dưỡng, cho các đồng nghiệp khác. Hoặc sự đổ lỗi có thể xảy ra giữa 2 điều dưỡng, bác sĩ hay các nhâ viên y tế khác cũng như là giữa các chuyên khoa với nhau. Đôi khi, cuộc tranh chấp này lại được vô tình ghi nhận vào hồ sơ bệnh án.
 
Ví dụ : Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân ghi vào hồ sơ theo dõi “Người bệnh đáng lẽ ra ổn nếu không có sai sót từ bác sĩ” . Những ghi chú kiểu này sẽ rất có “lợi” cho các luật sư khi tìm các lỗi của bên nhân viên y tế nhưng chúng lại không giúp ích gì cho việc tìm ra giải pháp vấn đề.
 
Các bệnh viện, bác sĩ và nhân y tế cần chú trọng và phát triển các kỹ năng phù hợp trong việc báo cáo . Điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh và gia đình họ. Khi “thảm họa” đối với nhân viên y tế xảy ra, thật dễ dàng khi chỉ người này người kia có trách nhiệm liên đới trong việc chăm sóc y tế người bệnh. Cần từng bước xóa bỏ cách hành xử này trong cách giải quyết vấn đề.
 
BÁO CÁO CHO CÁC ĐỒNG NGHIỆP :
 
Tiến sĩ Dennis O’Leary, chủ tịch JACHO phát biểu “Chúng ta cần tạo nên môi trường văn hóa làm việc an toàn trong các cơ sở y tế, nơi mà các sai sót được thảo luận công khai và nghiên cứu tìm ra các giải pháp phòng ngừa”
 
Một trong các thách thức mà bác sĩ và nhân y tế đối mặt là báo cáo sai sót đến các đồng nghiệp mình. Các đồng nghiệp có thể làm trầm trọng những khó khăn của nhân viên phạm phải sai sót. : “Sao anh phạm phải sai lầm cơ bản như vậy ? Anh đang nghĩ gì vậy ?” Nỗi sợ mất thể diện trong ánh mắt đồng nghiệp cũng như mất uy tín nghề nghiệp là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi một nhân viên y tế mắc phải sai sót. Các đồng nghiệp nên có sự thông cảm hơn nếu họ các vấn đề khách quan tiềm ẩn đã đưa đẩy bạn của mình dẫn đến các sự cố.
 
CHE GIẤU hay BÁO CÁO :
 
Hiện tại ít có nghiên cứu nào liên quan đến số lượng các sai sót y khoa hay liên quan đến sử dụng thuốc được phớt lờ, bỏ qua hay “hợp thức hóa”. Nếu một điều dưỡng cho người bệnh uống nhầm thuốc không có xảy ra phản ứng, ví dụ : cho nhầm người bệnh uống Tylenol, liệu cô ấy có báo cáo sự cố này ? Đa phần chắc chắn sẽ báo cáo, nhưng số ít thì không. Họ biết rằng sai sót đó không gây hại cho người bệnh.
 
Về mặt lý thuyết, khi mộT điều dưỡng sử dụng thuốc cho người bệnh mà không có chỉ định kê toa là vi phạm chuyên môn điều dưỡng cũng như vi phạm quy chế bệnh viện. Cũng như thế, ở các sự cố đã xảy ra và không gây tác hại cho người bệnh, các điều dưỡng có thể nói nhau nghe về các sai sót “nho nhỏ” như việc cho uống nhầm Tylenol. Các đồng nghiệp có lẽ sẽ đồng ý với cá nhân phạm lỗi này và cho rằng không cần phải báo cáo sai sót. Hơn tất cả, họ suy nghĩ rằng nó vô hại. Một vài nhân viên y tế có thể thành thật thú nhận với bệnh nhân, nhưng họ cũng có thể không báo cáo điều đó.
 
Tuy nhiên, khi sai sót trở nên trầm trọng hơn, khi mà có sự tổn hại đến bệnh nhân, là một điều khủng khiếp. Các áp lực tiêu cực từ các đồng nghiệp có thể nghiêm trọng hóa sai sót của đồng nghiệp.
 
Thay đổi thái độ và kiến thức về ảnh hưởng của sai sót có thể giúp đỡ cá nhân đồng nghiệp mình đứng dậy sau sai lầm xảy ra. Các cá nhân chịu trách nhiệm sai sót cần thấu hiểu rằng họ chỉ là phần cuối cùng của 1 quy trình có khuyết điểm, và bản thân họ không phải là nơi hứng chịu các lỗi lầm. Cùng nhau học hỏi các kinh nghiệm về các sai sót, lỗ hỗng của hàng rào phòng ngừa và tìm ra các vấn đề tiềm ẩn là phương pháp tích cực nhất để phòng ngừa chúng.
 
THÁCH THỨC CỦA VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA KHÔNG ĐỔ LỖI :
 
Viện thực hành an toàn thuốc Hoa Kỳ đã thực hiện 1 khảo sát cho kết quả : 26% điều dưỡng không cảm thấy có áp lực đe dọa khi rơi vào tình huống đó, nhưng sự lơ đễnh sai sót có thể tăng. Khảo sát này cũng chỉ ra rằng tỉ lệ ở các nhân viên cấp dưới 22% cao hơn nhiều so với cấp quản lý điều hành 16% khi tin rằng văn hóa doanh nghiệp mở, than thiện có thể không phù hợp cho doanh nghiệp.
Liên quan đến khái niệm “trái táo lỗi”, 19% điều dưỡng, 13% bác sĩ và 16% dược sĩ đồng ý cho sự sẵn sang hơn là ép buộc cho văn hóa không trừng phạt của bệnh viện và dần loại bỏ sự khái niệm “TỐT KHOE- XẤU CHE”
 
Hơn nữa, 25% cấp quản lý và 18% nhân viên nhận thức rằng việc thực hành môi trường vắn hóa không trừng phạt giúp họ chấp nhận được các thất bại.
 
SỰ ÁM ẢNH LÂU DÀI :
 
Ở bệnh viện, khi một người bệnh tử vong bởi 1 sai sót y khoa, sự cố này ăn sâu vào trí nhớ của nhân viên y tế và các đồng nghiệp. Nếu cá nhân đó không bị sa thải và vẫn tiếp tục làm việc, thì về lâu dài, anh ấy sẽ đánh mất dần sự tin tưởng của các đồng nghiệp mình. KHông một nhân viên y tế hay bác sĩ nào muốn hình ảnh của mình trở nên tồi tệ trong mắt đồng nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, áp lực từ các đồng nghiệp là rất lớn và như là 1 sự trừng phạt. Nếu có thể được giúp đỡ vực dậy sau một sai sót, các bác sĩ hầu như giảm bớt được nỗi sợ của việc bị sa thải, và tạo thêm cơ hội đưa các sai sót ra ánh sáng . Ở các bệnh viện, nếu chúng ta thảo luận thành thật với nhau và tìm ra các giải pháp, thì cái văn hóa làm việc trong bệnh viện mà chúng ta muốn hướng tới phải đồng thuận với cách mà mọi người nhận thức, hành động và phản ứng khi một sai sót xảy ra.
 
Trích "PATIENT 'S GUIDE TO PREVENT MEDICATION ERRORS"
 
Long Chan dịch
 
Tham khảo thêm:
- Sai sót y khoa và văn hóa buộc tội (ThS. Nguyễn Trọng Khoa)
- Hệ thống quản lý sự cố rủi ro tại cơ sở cung cấp dịch vụ y tế (ThS. Nguyễn Trọng Khoa - BS Phan Thị Ngọc Linh)
 
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team